Để có thể chăm nuôi một con gà chọi được tốt nhất không phải là dễ dàng. Vậy nên việc làm thế nào để nuôi gà đá màu sung, dai sức, bền bỉ nhất chẳng hề đơn giản. Cùng Tructiepdaga.tv tìm hiểu cụ thể hơn về cách nuôi gà đá mau sung trong bài viết này nhé, cùng theo dõi nào!
Chi tiết cách nuôi gà đá sung
#1 Chọn giống
Để có một chú gà chiến chuẩn nhất thì đầu tiên bạn phải chọn được giống nuôi tốt, khoẻ mạnh uy tín. Khi bắt đầu đi tìm mua giống gà, bạn cần chọn lọc thật kỹ càng những chú gà con tốt nhất, có bố mẹ khoẻ mạnh. Những chú gà con sẽ thừa hưởng được ít nhiều những đặc tính, gen trội của bố mẹ. Đặc biệt khi bố mẹ chúng đạt được nhiều thành tính trong thi đấu thì chắc chắn chúng cũng không kém cạnh. Những con gà có vẻ bề ngoài cứng cáp, khoẻ mạnh, tướng mạo rõ nét là những con gà bạn có thể cân nhắc lựa chọn.
#2 Chế độ ăn
Trong quá trình nuôi gà đá sung, hăng chiến thì chế độ ăn uống phù hợp là vô cùng quan trọng. Thức ăn cho gà không cần quá cầu kì, chỉ cần đơn giản là các loại hạt, ngũ cốc dễ kiếm. Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà phát triển khoẻ mạnh. Nguồn thức ăn cũng ảnh hướng khá nhiều đến khả năng sung mãn, tướng tá và sức khoẻ của gà.
Cám công nghiệp là thực phẩm không nên sử dụng cho gà chọi. Mà thay vào đấy là những thức ăn có sẵn hoặc thức ăn tự sản xuất. Bạn có thể thao khảo những loại thực phẩm dưới đây:
- Thóc lúa: Là nguồn thức ăn chính của gà đòn giúp chúng tăng thể lực, sức khoẻ và nâng cao khả năng chịu đòn.
- Rau xanh: Có tác dụng cung cấp vitamin, chất xơ, các nguyên tố vi lượng hay đa vi lượng. Giúp gà tăng sức đề kháng, đồng thời vào những ngày nắng nóng thì giúp giảm thân nhiệt một cách hiệu quả. Bạn có thể cho gà ăn một số loại rau như: xà lách, giá đỗ, rau muống, thân cây chuối băm nhỏ,…
- Các loại mồi: Là nguồn thực phẩm cung cấp protein, chất đạm, tạo sự hưng phấn khi vào trận đấu cho gà. Các loại mồi thường được nhiều sư kê sử dụng đó là: sâu, lươn, trạch nhỏ, thịt bò, cá chép nhỏ, tôm tép hay giun dế,… Bạn cần lưu ý không nên sử dụng ếch nhái làm mồi bởi loài này có chứa nhiều chất đạm, làm cho gà tăng thể rộng thịt, nhiều mỡ gây béo phì nhưng lại kém sức bền.
- Thảo dược, thức ăn bổ sung: Có thể cho gà ăn những thực phẩm tốt cho tiêu hoá như tỏi, gừng. Tránh được những triệu chứng khó tiêu và có tác dụng làm ấm cho gà khi đến mùa lạnh, rét. Vitamin, premix khoáng, chế phẩm sinh học,… là những thảo dược mà bạn nên bổ sung cho gà.
>>>Xem thêm: Cách chữa trị và cách nuôi gà đá bị tang mau khỏi, phục hồi nhanh
#3 Thời gian cho gà ăn
Cho gà ăn vào khoảng thời gian nào cũng là một trong những điều cần lưu ý khi nuôi gà đa sung. Để gà có thể phát triển khoẻ mạnh thì thời gian buổi sáng và chiều tối là thời điểm tốt nhất để cho gà ăn. Sáng ra là lúc cần cung cấp nguồn năng lượng để gà có thể hoạt động và phát triển tốt nhất. Còn buổi chiều là lúc cung cấp nguồn dinh dưỡng dự trữ thúc đẩy phát triển lúc gà ngủ đêm. Tuy nhiên thì đối với các loại mồi tươi sống như thịt bò, lươn trạch hay trứng cút lộn,… thì bạn lại nên cho gà ăn vào buổi trưa nhé.
#4 Luyện tập kỹ thuật cho đá gà
Kết hợp với chế độ ăn uống thì việc luyên tập các kỹ thuật một cách khoa học sẽ giúp chiến kê của bạn sung sức để chiến đấu tốt nhất. Một chú gà chiến cần đảm bảo chế độ luyện tập thường xuyên để có thể có những cú đá có lực và sức dẻo dai. Chế độ tập luyện cho gà như vần hơi, vần đòn cần có lịch trình cụ thể tuỳ theo sức khoẻ của gà.
- Vần gà: Vần gà thường xuyên sẽ giúp gà có sức chiến đấu tốt hơn.
- Quần sương: Là phương pháp luyện gà, kích thích gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
- Xát nghệ: Nghệ tươi giã nhỏ, đem hoà với rượu trắng, nước trà rồi thấm lên dùng da đã cắt lông của gà chọi. Thực hiện đều đặn tuần 2 lần trong 3 tháng giúp cho da gà dày hơn, tăng khả năng chịu đòn cũng như giảm thương tích mỗi lần ra trận cho gà.
- Dầm căng: Ngâm chân gà trong dung dịch gồm nước tiểu, nghệ và muối trước khi thi đấu khoảng 1 tháng để gà được cứng chân.
#5 Thường xuyên tập thể dục
Bạn có thể dùng các loại dụng cụ để tập luyện cho gà giúp chúng tăng lực và bó cơ chân, cơ đùi. Việc tập luyện này còn giúp gà hô hấp tốt hơn. Có rất nhiều loại máy chạy bộ thông thường mà bạn có thể tham khảo và chế tạo cho gà nhà mình.
#6 Tiêm phòng vắc xin đầy đủ
Tiêm phòng các bệnh cho gà định kỳ để gà có thể phát triển khoẻ mạnh, hạn chế mắc bệnh. Hen khẹc, ăn không tiêu chảy hay gà chọi bị mốc trắng,… là những bệnh thường thấy ở gà chọi. Hầu hết đều là các bệnh khó chữa dứt điểm nên bạn cần phòng tránh ngay từ đầu, hoặc phát hiện sớm để kịp thời chữa trị.
Những điều cần lưu ý khi nuôi gà đá mau sung
- Thức ăn cho gà cần đảm bảo chất dinh dưỡng. Phải có một chế độ ăn phù hợp cho gà phát triển khung xương. Đặc biệt cần bổ sung thực phẩm, chất dinh dưỡng khi gà đến thời điểm thay lông.
- Cần đảm bảo an toàn cho gà khi vần hơi, vần đòn. Chọn cho gà một đối thủ xứng tầm, không nên chọn những con gà chênh lệch quá nhiều sẽ khiến gà của bạn bị thương nặng.
- Vào nghệ cho gà nên chú ý về sức khoẻ và mức độ hoàn thiện lông lá của chúng. Nếu sức khoẻ yếu hay chưa hoàn thiện lông thì không nên vào nghệ. Gà từ 12 tháng tuổi trở lên là thích hợp để vào nghệ.
Kết luận
Cách nuôi gà đá sung luôn đòi hỏi phải đúng quy trình và thực hiện đúng đủ các tiêu chuẩn để gà luôn được khoẻ mạnh, hăng máu. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn có nhiều kiến thức hơn trong việc nuôi gà đá. Theo dõi đá gà trực tiếp campuchia để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa nhé!