[Bật mí] Cách nuôi gà đá bị ốm mau khỏi, phục hồi sức đá nhanh

Gà bị ốm là tình trạng thường xảy ra ở gà sau mỗi trận “giao hữu”. Điều này khiến gà rơi vào tình trạng mệt mỏi, chán ăn, thể trạng yếu, thậm chí là bị kiệt sức. Vì vậy, để hạn chế những diễn biến này đối với chiến kê, các vị sư kê cần trang bị cho mình những bí kíp nuôi gà bị ốm mau khỏi, phục hồi sức đá nhanh. Từ đó, giúp cải thiện được sức khoẻ của gà, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của các mầm bệnh cho gà. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Trực tiếp đá gà để thao tác xử lý cho những chú gà chiến nếu gặp tình trạng bị ốm, giúp lấy lại sức khoẻ tốt nhất.

Cach Nuoi Ga Da Bi Om

Những biểu hiện cho thấy gà đá đang bị ốm

Khi gà bị ốm thường có nhiều biểu hiện khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện dễ thấy nhất của gà mà bạn cần biết để kịp thời chăm sóc chiến kê của mình đúng cách:

  • Da dẻ gà nhợt nhạt, không đỏ như bình thường
  • Gà biếng ăn, thường xuyên bỏ bữa
  • Gà hay bị ho, khục khặc
  • Gà tụt lực, giảm phong độ trong các trận chiến
  • Gà ủ rũ, không nhanh nhẹn

Ngay khi rơi vào những biểu hiện này, các vị sư kê sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự tụt lực và xuống tinh thần của các chiến kê trong trước và sau các trận đá gà.

Nguyên nhân khiến gà đá bị ốm

Có nhiều nguyên nhân khiến gà đá bị ốm, tụt lực, giảm phong độ trong các trận chiến, cụ thể các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:

  • Do chế độ tập luyện với cường độ cao, cách vần hơi và vần đòn cho gà không phù hợp (liên tục với tần suất nhiều và quá sức).
  • Việc om bóp hỗn hợp nghệ không phù hợp, không đúng kỹ thuật hoặc cách ngâm hỗn hợp om bóp không đúng chỉ số của các loại nguyên liệu.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng cho gà không hợp lý, khẩu phần ăn của gà bị thiếu hụt chất xơ, chất tanh, tươi đạm để gà chọi sung mãn và khoẻ mạnh hơn.
  • Môi trường sống và không gian sống của gà không đảm bảo, bị ô nhiễm và vi khuẩn xâm nhập. Từ đó khiến các mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
  • Ngoài ra, một số vị sư kê không tìm hiểu rõ về cách chăm sóc gà đúng cách, om bóp cho gà chọi quá sớm, khi gà chưa đủ tuổi khiến gà bị sốc, dễ bị ốm trong, suy yếu và tụt lực.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác khiến gà đá bị ốm như yếu tố thời tiết, khẩu phần ăn thay đổi đột ngột,… Vì vậy các vị sư kê cần lưu ý để hạn chế các nguyên nhân này, kịp thời xử trí khi gà bị ốm, tránh đề gà ốm trong thời gian dài. Điều này vừa ảnh hưởng đến chất lượng của gà mà tình trạng bệnh nặng quá sẽ dẫn đến việc khó điều trị.

Cach Nuoi Ga Da Bi Om 2

Cách điều trị và cách nuôi gà đá bị ốm nhanh khỏi

Khi các chiến kê của bạn không may bị ốm, bạn cần phải sớm khắc phục tình trạng bệnh cho gà của bạn càng sớm càng tốt. Đặc biệt, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh của gà sẽ giúp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức của các các vị sư kê.

Ngay khi thấy gà gặp phải các vấn đề về sức khoẻ, việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi quá trình chăm sóc gà và chế độ dinh dưỡng. Kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng của gà khi đó. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các loại thuốc hỗ trợ giúp phục hồi sức lực của gà.

Lựa chọn chế độ ăn hợp lý dành cho gà bị ốm

Khi gà chọi bị ốm, bạn cần lựa chọn chế độ ăn hợp lý, thay đổi thói quen ăn uống cho gà bằng cách: giảm số lượng thực phẩm thóc lúa có trong khẩu phần ăn của gà, giảm các loại sâu bọ, đồ tanh,… và vẫn tiếp tục duy trì cữ ăn như bình thường.

Cùng với đó, để giảm thiểu tình trạng mắc các bệnh tiêu hoá ở gà, bạn nên chọn các loại thức ăn chín cho gà. Đối với các loại đồ ăn tanh, bạn nên làm chín thức ăn trước khi đưa vào bữa ăn cho gà.

Lựa chọn các bài tập phù hợp cho gà

Khi gà bị ốm, bạn nên để gà được dưỡng sức. Không nên ép gà tập luyện quá sức. Điều này sẽ khiến gà đã mệt lại càng mệt hơn. Sau mỗi bài tập, bạn nên dùng nước trà tươi để phun lên gà hằng ngày hoặc sử dụng khăn bông vệ sinh sạch sẽ cho gà và cho gà phơi dưới khu vực có ánh nắng vừa phải, thoáng mát. Bạn nên hạn chế để gà phơi nắng quá lâu dưới thời tiết nắng gắt, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà khi đó.

Sử dụng thuốc trợ lực chữa gà bị ốm mau khỏi, phục hồi sức đá nhanh

Ngoài 2 yếu tố mà chúng tôi vừa giới thiệu, bạn có thể ứng dụng thêm các thuốc trợ lực, giúp quá trình phục hồi sức đá nhanh hơn. Một số sản phẩm bạn có thể tham khảo cho gà đá như Boganic, Enervon,…

Cach Nuoi Ga Da Bi Om 3

Biện pháp phòng tránh để hạn chế gà đá bị ốm

Chăm sóc gà đá là một việc đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật chăm sóc của các vị sư kê. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh để hạn chế tình trạng gà đá bị ốm mà bạn cần biết:

  • Tách và nuôi nhốt riêng chiến kê đang ốm khỏi những chú gà khoẻ mạnh khác để hạn chế tình trạng lây lan.
  • Luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo sự thoáng mát cho gà sinh sống.
  • Có đủ không gian để gà đi lại và đi cùng những con gà mái tơ chịu trống.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất xơ chất tanh cho gà phát triển khoẻ mạnh.
  • Đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức với gà.

Với những thông tin mà đá gà trực tiếp Thomo vừa cung cấp, hy vọng sẽ giúp trang bị thêm kiến thức hữu ích dành cho những vị sư kê trong quá trình chăm sóc gà chọi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp những anh em mê gà có được chiến kê khoẻ mạnh.

>>>Xem thêm: Tất Tần Tật Về Dòng Gà Đá Mu Lưng Và Cách Khắc Chế Hiệu Quả Nhất

Chuyên mục Kỹ thuật chơi gà