Tìm hiểu chi tiết về các thế đá của gà chọi và cách khắc chế hiệu quả

Gà chọi là đam mê và thú vui của không ít người hiện nay. Trong một trận đá gà, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được mỗi chiến kê đều có những lối đá, ra đòn không giống nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu các thế đá của gà chọi cũng như cách khắc chế hiệu quả trong bài viết này với Tructiepdaga.tv nhé!

Tổng hợp các thế đá của gà chọi

Mỗi thế đá của gà chọi đều có ưu nhược điểm riêng nhưng đều theo quy luật tương khắc, có nghĩa một lối đá này sẽ được khắc bởi một thế đá khác. Nếu may mắn, chiến kê của bạn ra sân với một trận đấu hợp thế đánh thì sẽ vô cùng thuận lợi. Còn nếu gặp phải thế đá khắc thì khá vất vả trong trận chiến. Chiến thắng của trận đấu còn phụ thuộc khá nhiều vào cách ra đòn và chất lượng đòn của chiến kê. Cùng tìm hiểu những thế đá của gà chọi được liệt kê dưới đây nhé:

Gà ôm đấm

Gà ôm đấm là những con gà chủ yếu đá vào người đối thủ nên cần phải đá thật lớn đòn. Và những con gà lơn đòn thường to xương chắc liền bộ. Đây được xem là loại gà đá hay, khó trị về thế đá, độ nguy hiểm khi tấn công khá cao nên được rất nhiều người chọn nuôi. Gà ôm đấm không có chuẩn mực về hình dáng, lối đá cụ thể. Nhưng hầu hết chúng đều có điểm chung là dùng chân phóng tấn công vào đối phương làm đối phương bắn ra xa, không thể tiếp cận lại gần.

Các Thế đá Của Gà Chọi

Gà ôm đấm thường là những chú gà có các đòn đá nhắm vào đầu, lườn, 2 táo, bầu diều,… Còn gà ôm đấm cao cấp thường có những tấn công đấm kiềng vào hốc nách, mu lưng, cánh, 2 chân. Ngoài ra, biết đấm cả phần hậu và hai hạt của gà là loại gà ôm đấm siêu việt, được xếp vào hàng linh kê. Để nhanh có được những chiến thắng hay huy chương nhất định thì bạn nên chọn chơi những gà ôm đấm cao cấp. Về cơ bản thì gà ôm đấm được chia thành những loại sau:

  • Gà ôm đấm chuyên nghiệp (loại chuyên ôm vai và đầu cánh của đối thủ).
  • Gà ôm đấm không chuyên (là loại vào vai ra mé, được đánh giá là nguy hiểm nhất vì chúng vừa nhanh vừa mạnh).
  • Gà ôm đấm sinh thế.
  • Gà đánh chốt lườn (chủ yếu đấm vào lườn non, làm cho đối thủ nội thương).
  • Gà chuyên đấm kiềng (đánh vào đùi).

Khắc chế bởi:

  • Gà chạy kiệu.
  • Gà đùn đầy.
  • Gà thiện dọc buông tát giỏi.

Gà mang lên, mang xuống

Là những chú gà thường có một mang lên đè đối thủ và đánh, còn mang xuống thì trốn lảng vào vỉa. Hay có nhiều con mang xuống chạy dưới, xoay tròn để có thể phá lực của đối thủ. Những chú gà lên cửa, xuông vỉa thường được các sư kê ưa chuộng hơn. Gà mang lên, mang xuống được chia thành 3 loại sau:

  • Gà lên kèo, xuống vỉa.
  • Gà lên kèo, xuống kê.
  • Gà lên kèo, xuống chạy quần.

Khắc chế bởi:

  • Gà ôm đấm.
  • Gà lùi tát.
  • Gà ôm lườn xở vỉa.
  • Gà chạy kiệu.

Gà cưa đè hai mang

Các Thế đá Của Gà Chọi

Là lối đá có thể khắc chế được những chú gà chuyên dọc, gà mang lên mang xuống, gà chạy vanh và đi be. Về cơ bản có thể thấy gà cưa đè 2 mang lúc vào trận chiến thì không xuống mang nào cả, cả 2 mang đều cưa đè để đánh đối thủ. Những thế đá của gà cưa đè 2 mang:

  • Kèo đẩy: Thường vừa đẩy đối thủ, vừa đè xuống đồng thời kết hợp với ra đòn đá khiến cho đối phương không phản ứng lại kịp.
  • Kèo đè: Gà chọi đè các đòn tay của mình lên đối thủ. Đây là loại gà chủ yếu sử dụng kèo đè chứ thường ít quan tâm đến việc đá.
  • Kèo trụ: Chiến kê này sẽ đứng một chỗ để quan sát. Rồi tỳ đầu vai đối thủ dựa vào chuyển động của chúng. Xoay theo đối phương, khiến cho đối phương khó khắn hoặc không thể ra đòn tấn công.

Khắc chế bởi:

  • Gà cưa đè 2 mang có lực mạnh hơn.
  • Gà lùi tạt.
  • Gà chạy kiệu.
  • Gà chuyên chui vỉa, độ thuyền.
  • Gà ôm đấm, gà dớ.

Gà chạy kiệu

Các thế đá của gà chạy kiệu:

  • Gà kiệu chạy không nhìn lại đối thủ: Thường chạy vòng chòn và tìm thời điểm thích hợp để ra đòn
  • Gà vừa chạy vừa quay lại nhìn đối thủ: Đây được xem là loại nguy hiểm nhất. Chúng thường nhằm lúc đối phương xuống sức thì sẽ dừng lại và tung ra đòn đá tấn công. Thường là những đòn đá liên hoàn nhắm vào hầu hay phá kiềng vai, đốc cổ khiến cho đối thủ nhanh chóng gục trên sân.

Khắc chế bởi:

  • Gà quần hai bên.
  • Gà đá mu lưng.
  • Gà trụ (không chạy đuổi theo).

Gà lùi tát

Những chú gà này khi vào trận đấu thường không áp sát đối thủ mà giật lùi về phía sau. Tuy vậy chúng lại rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình và điểm yếu của đối thủ để ra đòn. Đây là đối thủ nặng kí của những lối đá khác, bởi gà lùi tát ra đòn khá mạnh và nhanh khiến cho đối phương khó né được. Loại gà này thường có dáng mảnh, không được liền lạc cho lắm, mặt nhỏ, mau mỏ, cần dài đặc, mình thon gọn, chân có phần cán nhỏ thon gọn, bộ rả lớn và món, thường có thế đứng giọt mưa.

Khắc chế bởi:

  • Gà đâm lườn, xỏ vỉa.
  • Gà quần 2 bên.
  • Gà 2 mang.

Gà quấn 2 mang

Trong gà quấn 2 mang thì được chia thành 2 loại sau: Gà quần thấp – dưới chân với khả năng phá các đòn đá, thế đá của đối phương. Làm cho đối phương bị xuống sức. Và gà quần cao – gà ngang vai thì khả năng né đòn không tốt bằng gà quần thấp.

Khắc chế bởi:

  • Gà ôm đấm.
  • Gà chạy kiệu.
  • Gà xỏ ngang biết đòn đánh chặn.

Gà cắn gối

Các Thế đá Của Gà Chọi

Gà cắn gối thông thường sẽ có chiều cao vừa phải, thân hình liền lạc, mỏ và phần cán chân khá to. Chúng đứng đòn cân dáng vẻ chắc chắn do chui núp dưới chân nên có đặc điểm vai cánh khá giống gà thông vỉa. Gà cắn gối tập trung các đòn đá, cắn vào chân, đặc biệt là ở 2 bên đầu gối của đối phương. Làm cho khả năng ra đòn của đối thủ bị giảm thậm chí là gục ngã tại chỗ.

>>>Xem thêm: Cách chữa gà bị đá mù mắt hiệu quả, nhanh bình phục nhất

Khắc chế bởi:

  • Gà chạy kiệu.
  • Gà quấn 2 mang.
  • Gà lùi tát.
  • Gà ôm đấm.

Gà trụ

Gà trụ gồm 2 loại là trụ đứng và trụ xoay (thường ít gặp). Đây là những con gà ít di chuyển, chúng tập trung vào việc đá cùng những sơ hở của đối phương hơn là việc chạy. Chúng sở hữu lực đá khá mạnh, tuy nhiên lại không nhanh nhẹn trong việc né đòn. Bạn có thể nhận biết khi gà trụ được đấu với những con gà có đòn xe thực thụ, còn nếu đấu với gà kiệu lỡ thì khó mà phân biệt được.

Khắc chế bởi:

  • Gà lùi tát.
  • Gà đâm lườn xỏ vỉa.
  • Gà kèo 2 mang.

Bướng trên săn thủ cấp

Là một trong những chiến kê đá hay, thiện chiến chuyên đi lối trên và đá đầu mặt đối thủ. Chúng hạ gục đối thủ bằng những đòn đầu mặt nhanh và dứt khoát. Thường nhắm vào mắt, mỏ và sử dụng tốt đôi cựa đút lỗ tai, khiến đối thủ chạy nóng trong vài hồ làm nước.

Khắc chế bởi:

  • Gà thông vỉa.
  • Gà chui luồn cắn gối.

Dong trâu đuổi tảng

Là một dạng cải biến của gà mé đuổi, kèm chặt 2 mang đá tuốt tảng. Đây được xem là một lối đá khó, phát huy tốt lợi thế của đôi cựa, kèm đè đối thủ khiến đối thủ phải hướng đầu về phía trước cắn tảng và đá vào phần tảng của đối thủ. Đuổi đánh đối thủ quanh xới, nếu đối thủ đã không khắc được chúng thì trận đấu sẽ diễn ra theo cục diện một chiều. 1 kẻ dong đánh, một kẻ chịu trận và sẽ là một kết cục thảm hại cho kẻ bị dong đuổi.

Gà sinh lối

Thật may mắn nếu ai sở hữu được chiến kê này, khi chúng được đánh giá là loài gà cực kỳ hiếm gặp. Khi vào trận, những chú gà này biết sinh lối để khắc chế đối thủ. Ví dụ như đối thủ đá hầu thì chúng áp sát vào đấm hoặc vỉa 2 mang hay chạy kiệu,… Chúng có thể tự tìm lối đá để khắc chế được đối thủ, chiếm ưu thế trong trận chiến.

Những đòn đánh phổ biến của gà chọi

Đòn mu lưng

Những chú gà có đòn đánh mu lưng thường có lối mang lên mang xuống hoặc cưa đè 2 mang. Chúng thường tập chung đá vào một điểm đó là lưng của đối phương với những đòn rũ nặng chân. Mỗi lần tấn công chúng sẽ đánh từng nhịp lên lưng làm cho lông lưng của đối thủ bay tứng tung trong xới.

Kiềng vai, hốc nách

Một trong những đòn đánh nguy hiểm nhằm vào vị trí quan trọng, triệt hạ khả năng thì đấu của đối thủ. Tuy đòn đánh này không ăn nhanh đối thủ nhưng vào sâu hồ sẽ khiến đối thủ mất khả năng bay lên. Có những chiến kê sở hữu đòn đánh vào hốc nách rất hiểm như điểm huyệt đối thủ và hạ gục chúng nhanh chóng.

Các Thế đá Của Gà Chọi

Đánh đầu lườn

Đòn đánh này thường thấy ở gà ôm đấm, chúng tập trung vào lườn đối thủ, dần làm đối thủ bị om lườn, thậm chí còn bị chảy máu lườn và không thể cầm máu trong trận đấu. Đòn đánh đầu lườn không thể ăn nhanh nhưng lại ăn mòn đối thủ. Sở hữu được chiến kê này thì bạn cũng khá may mắn đó.

Đánh mang tai

Là một trong những đòn có độ nguy hiểm nhất trong bộ môn gà chọi vì tính đột biến, có thể thay đổi cục diện trận đấu rất nhanh. Chỉ bằng một đòn mang tai mà chiến kê có thể lật ngược trận đấu lên chiếm ưu thế là điều có thể xảy ra. Nếu như kết hợp gà thuộc lối săn thủ cấp với đòn mang tai thì việc hạ gục đối thủ nhanh chóng là điều dễ dàng, thâm chí chưa đến 1 hồ đối thủ đã vỡ tai, đổ mang và mất hoàn toàn khả năng thi đấu. Dù có cựa hay không có cựa, khi gà đã tập trung đánh vào mang tai đối thủ thì sẽ tiêu diệt đối thủ rất nhanh.

Đòn hầu

Tuy không có tính đột biến nhưng đòn hầu cũng khá nguy hiểm và giúp thay đổi cục diện rất nhanh. Bị trúng đòn hầu thì gà thường tím tái, có con thở nấc và đổ gục.

Đánh đốc cổ

Gà đánh đốc cổ được nhiều sư kê yêu thích vì chúng thường tập chung đánh vào đốc cổ khiến đối thủ bị gãy cổ và mất khả năng thi đấu hoàn toàn.

Đòn vai trên

Đòn vai trên là những đòn chủ yếu nhắm vào dây chằng cổ và hàn cua nên làm cho đối phương rất khó chịu và nhanh thả cổ, mất khả năng thi đấu.

Kết luận

Trên đây là bài viết tổng hợp các thế đá của gà chọi và cách khắc chế hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn để chuận bị cho những trận đá gà hấp dẫn. Theo dõi đá gà trực tuyến để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa nhé!

Chuyên mục Kỹ thuật chơi gà