Những đòn đá gà độc đáo, vô cùng hiểm hóc thường là lối đá của những con gà có bản tính hung dữ. Ngoài ra, việc hiểu rõ được các vị trí điểm tử trên cơ thể gà cũng là một lợi thế trong các trận đá gà tre, đá gà đòn. Cùng Tructiepdaga.tv tìm hiểu về những kỹ thuật gà đá đòn độc, hiểm, có thể hạ gục đối thủ nhanh chóng trong bài viết dưới đây nhé!
Các thế gà đá đòn độc hiểm
Những đòn đá gà có thể hạ gục đối phương một cách độc đáo, đẹp mắt thì phải kể đến: đá mé, đá hầu, liên hoàn cước, hồi mã thương…Đây là những đòn đá mà bất cứ sư kê nào cũng mong muốn chú gà chiến của mình sở hữu được nó. Cùng tham khảo những đặc điểm về các dạng đòn đá này nhé:
Đá Sỏ
Hay còn gọi là đá đòn bẩy, tức là chúng sẽ dựa vào một điểm tựa mà bật lên tấn công. Gà chiến sẽ cắn chặt vào mào của đối phương và lấy đó làm điểm tựa. Rồi chúng dồn lực để tấn công nhắm vào cần cổ, yết hầu hạ gục đối thủ Mỗi đòn đá sỏ tung ra chuẩn xác, trúng mục tiêu, lực đủ mạnh là có thể làm đối phương trật cổ, long khớp, giãy dụa, thậm chí bỏ chạy khỏi sới. Sở hữu chú gà có đòn đá sỏ thì các sư kê có thể tự tin nắm phần chiến thắng trong tay.
Đá Mé
Đá mé được xếp vào một trong những đòn đá độc hiểm, có thể gây thương tích đáng kể cho đối thủ. Loại gà sở hữu lối đá này thường rất hung hăng, háu chiến và lì đòn. Khi đã vào trận đấu thì thường nhập chiến khá nhanh, chủ động tấn công đối phương một cách dồn dập. Chúng được đánh giá là một đối thủ đáng gờm, cần kiêng dè trên những trận chiến.
Gà chiến đá mé với lực cánh rất mạnh giúp chúng có thể tung mình lên cao và tung cước tấn công một cách dễ dàng. Cú đá của chúng sử dụng cả bàn chân hoặc bằng ngón thới (ngón nhỏ – ngắn) để quất vào mặt đối thủ. Đòn đá mé thường tấn công tập trung vào mặt, mắt, mang tai. Khiến đối thủ bị choáng, mất thăng bằng, có thể mất khả năng quan sát tạm thời. Đặc biệt nếu gặp phải gà đá cựa sắt, cựa dao dùng thế đá mé này thi đấu, gà chiến có thể bị chột, mù mắt.
Đá Xạ
Hay còn có tên gọi khác là đòn đá quăng, đòn nạp. Không giống với cách đá sỏ, đá xạ không cần cắn vào đối phương để lấy điểm tựa, mà chúng dùng hai cẳng chân đá một lượt vào cần cổ, vào mặt đối thủ, khá giống với lối đá liên hoàn cước. Chính vì những cú đá xạ bất ngờ đã khiến đối thủ khó có thể né được. Khi đối phương đã trúng chiêu thường không kịp phản ứng, bị xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng. Lợi dụng thời điểm này, chiến kê đá xạ tiếp tục tung ra các cú đá để hạ gục đối phương hoàn toàn.
Đá liên hoàn cước
Liên hoàn cước là lối gà chọi hay nhất được nhiều chiến kê sử dụng thi đấu. Để có thể thực hiện lối đá này, gà chọi cần có cơ bắp tốt, khỏe mạnh, nhất là phần cánh thì mới đủ lực thi triển thế đá. Tuy vậy, với những gà chiến cựa sắt, có thân hình khá lớn thì sẽ không phát huy được hết hiệu quả khi dùng lối đá liên hoàn cước. Nhưng những chiếc móc sắt đó vẫn có khả năng đâm sâu vào đầu hay gây mù mắt đối thủ.
Đòn đá được thể hiện theo cách chiến kê sẽ cắn vào phần da đối thủ nhằm lấy điểm tựa. Tiếp đó nhảy tầm cao kết hợp vỗ cánh, bất ngờ tung từ 3 cước liên tiếp vào phần thân của đối thủ. Đòn đá đủ mạnh này sẽ làm cho đối thủ loạng choạng, mất phương hướng một thời gian. Chiến kê tận dụng khoảnh khắc này, ra đòn tiếp theo hạ gục đối thủ và nhanh chóng kết thúc trận chiến.
Thường thì gà chọi đá 3 cước sẽ là phổ biết nhất, được gọi là liên hoàn tam cước. 4 cú đá liên tiếp thì gọi là liên hoàn tứ cước. Gà chọi tấn công đối thủ với 5 lần rời rạc cũng không được đánh giá cao bằng các cú liên hoàn cước đã nêu trên. Những đòn đá liên hoàn cước thường rất thu hút người xem vì độ đẹp mắt của chúng. Vậy nên lối đá gà chọi đòn độc – liên hoàn cước được các sư kê đặc biệt ưa thích và huấn luyện cho gà chiến của mình.
Đá hồi mã thương
Được mệnh danh là lối đá cú lừa ngoạn mục của những chiến kê khôn ngoan. Có thể nói đây là chiêu “giương Đông kích Tây”. Đang lúc thi đấu hăng say, máu lửa, gà chiến ở thế thượng phong nhưng lại đột nhiên mất hết tinh thần, bỏ chạy vòng quanh bồ. Đối thủ khi thấy vậy tưởng rằng mình có lợi thế sắp thắng lớn, không đề phòng mà rượt đuổi theo. Thế nhưng chiến kê lại bất thình lình quay đầu, giáng một đòn hồi mã thương bất ngờ vào đối thủ, thay đổi cục diện trận đấu.
Trong những chú gà đá đòn độc thì lối đá này hầu hết đều có tác dụng tức khắc. Nếu nhẹ thì gà bị choáng, nặng thì có thể gục luôn tại trận. Khi gà đối thủ bị choáng sẽ là khoảng thời gian lợi thế lớn cho chiến kê. Gà chiến của bạn có thể nhanh chóng chốt hạ đòn cuối và chiến thắng nhanh gọn. Đây là loại gà đá đòn độc được xếp vào hàng Linh Kê. Trận chiến mà gà chọi sử dụng đòn hồi mã thương đều là những trận kịch tính đến thót tim, gây hồi hộp cho người xem.
Đá Dĩa
Đá dĩa thường được các chú gà chiến áp dụng vào lúc trận chiến đã diễn ra một thời gian, khi mà sức chiến đấu của gà đang cạn dần. Lúc này, gà chiến sẽ có xu hướng chui xuống chân hay rúc vào cánh của đối thủ để nghỉ mệt. Trong tình huống này, đối thủ sẽ khó lòng mà tấn công được. Khi bị rúc cánh, gà chiến sẽ di chuyển cùng chiều nhau để gỡ cánh ra. Hai chiến kê sẽ áp sát vào nhau và di chuyển theo hình như một chiếc dĩa, nên có tên gọi là đá dĩa.
Đá dĩa có thể làm gãy lông cánh, tổn thương phần cổ của đối thủ. Với gà đá cựa sắt, gà đá cựa dao thì đòn đá trúng có thể làm đối thủ bị thương vùng cánh, vùng bầu diều hay ngực. Chính vì vậy mà đây thường được coi là một đòn đá hiểm độc nhất, khiến cho gà có bộ dạng tơi tả.
Đá hầu
Nói về các thế gà đá đòn độc mà không kể đến lối đá hầu thì quả là một thiếu sót lớn. Đá hầu là những chú gà chọi mổ vào da đầu đối thủ, sau đó dồn sức tấn công trực tiếp vào phần hầu của đối phương. Những chiến kê có thế đá hầu mà lại là đá ngang thì quả là chiến binh bất khả chiến bại. Vì đá ngang cùng lúc có thể đá hầu mà vừa có thể đá lên vùng đầu, vùng mắt khiến cho đối thủ xây xẩm mặt mày.
Các sư kê có nhiều kinh nghiệm cho biết đây là một đòn chết gà vô cùng nguy hiểm, thậm chí là tấn công có lực sát thương cực cao. Nếu có may mắn chiến thắng thì đối thủ cũng không tránh khỏi được việc bị nội thương. Để chữa trị cho gà khá khó khăn, đặc biệt nếu các bạn không biết cách chăm sóc, vì gà chọi thường bị thương ở phần hầu họng dẫn đến việc ăn uống trở nên gian nan.
Những vị trí điểm tử của gà
Ngoài những đòn đá chết gà thì các vị trí điểm tử cũng là điều mà các sư kê cần nắm rõ để rèn luyện cho chiến kê của mình. Khi tấn công trúng vị trí tử điểm giúp cho gà tăng được lực đá để hạ gục đối phương nhanh nhất. Những vị trí tử điểm ở gà bao gồm:
Phần đầu, mặt
Đây thường là vị trí nhiều nhược điểm nhất. Chỉ cần đá trúng bất cứ một vị trí nào cũng có thể gây ra những chấn thương nặng, khiến gà bị giãy giụa. Cụ thể như:
- Yết hầu: nằm dưới phần cần gà.
- Khớp giao long: phần khớp nằm tại chỏm đầu, sát với mồng gà.
- Mắt: khi bị mổ trúng, bị cựa hay móng đâm sẽ dễ bị đui.
Phần cần cổ
Cần cổ là nơi thường bị bầm tím do các vết cắn mổ, chịu đòn nhiều nhất. Hay thậm chí có thể bị rách da xuyên thịt nếu cựa gà đâm trúng. Vị trí điểm tử thường sẽ ở mắt cần, nơi những đòn đá chết gà có thể làm trật khớp khiến gà bị liệt cổ, giãn xương hay đứt cuống họng nếu đâm trúng vào phần mềm của cổ.
Phần thân
Thân cũng là bộ phận có các vị trí tử điểm đáng phải lưu ý nếu không muốn gà lăn quay ra khi trúng đòn như: Bầu diều, hang cua, trái chanh, mã kỵ, phao câu.
Cách nuôi chiến sở hữu những đòn đá chết gà
Không biết làm thế nào để nuôi gà chiến sở hữu được những thế đá hiểm và độc? phương pháp nuôi gà đá ra sao? là thắc mắc của không ít người đam mê gà chọi. Bạn cũng có thể sở hữu những chiến kê tuyệt vời nếu đảm bảo được những yếu tố dưới đây:
- Chọn giống: Tốt nhất bạn có thể tự lai giống để có thể chọn được những con gà chiến tốt nhất. Tuy nhiên, việc chọn lựa gà bố mẹ cũng là một trong những điều cần thiết bởi con non thường giống bố khoảng 25% và giống mẹ lên đến 75%.
- Chế độ dinh dưỡng: Để gà chọi đòn độc phát triển toàn diện về thể chất, bạn cần cung cấp và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho chúng. Để đảm bảo chúng có thể phát triển khoẻ mạnh, đủ điều kiện để thi đấu.
- Chế độ luyện tập: Muốn chiến kê của bạn có thể quen dần với các lối đá thì cần cho chúng vận dụng chế độ luyện tập từ khoảng 7 – 9 tháng tuổi. Đặc biệt, nên chăm sóc thật kỹ lưỡng cho gà chọi đòn độc nhằm hạn chế việc bị nhiễm bệnh và chết.
Kết luận
Trên đây là bài viết tổng hợp về những kỹ thuật gà đá đòn độc, hiểm, có thể đá chết tại chỗ. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc, rèn luyện cho những chiến kê của mình. Chúc các bạn có cho mình những chú gà chiến với bảng thành tích lớn nhé. Theo dõi đá gà trực tiếp campuchia để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa nhé!
>>>Xem thêm: Gà đá thay lông bao lâu? Cách chăm sóc gà đá khi thay lông