Đối với những người đam mê đá gà hay những người nuôi gà chọi chuyên nghiệp thì chắc chắn phải nắm trong tay cách nuôi gà chọi con chuẩn nhất. Đây là bí quyết để giúp gà phát triển và sinh trưởng trong một môi trường tốt nhất. Đối với các sư kê muốn chăm gà chọi con cho các trận thi đấu sau này thì việc tìm hiểu cách nuôi gà vô cùng quan trọng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Trực Tiếp Đá Gà để biết thêm chi tiết về cách nuôi gà chuẩn nhất để gà nhanh lớn và thêm khỏe mạnh nhé.
Hướng dẫn cách chọn gà chọi con đúng chuẩn
Đối với những người mới tìm hiểu về cách nuôi gà chọi con thì khâu chọn giống vô cùng quan trọng, chọn giống giúp bạn có hướng nuôi gà phù hợp nhất. Và đây cũng là một trong những yêu cầu đầu tiên của việc nuôi gà chọi con nhanh lớn.
Chọn giống gà chọi con
Gà cựa và gà đòn là hai giống gà chọi được chọn nuôi. Mỗi loại gà giống sẽ có một cách nuôi, cách huấn luyện, kỹ thuật nuôi và cách dưỡng gà khác nhau, chính vì vậy những sư kê nuôi gà đá chuyên nghiệp chỉ chọn 1 trong 2 mà không bao giờ nuôi chung 2 giống gà này với nhau.
Gà đòn là tên gọi xuất xứ từ miền Trung chỉ những con gà đá đòn bằng bàn chân hoặc bằng quản. Những loại gà đòn này không có cựa hoặc cựa chỉ lú như hạt bắp mà không mọc dài. Đặc điểm của gà đòn là da nhăn, dày và có cổ lớn. Bộ lông của gà đòn mọc chậm, thông thường mọc khoảng 3 đến 4 lông cánh và toàn thân chỉ có lông tơ khi gà được 6 đến 8 tuần tuổi. Đến khoảng 3 tháng tuổi thì gà đòn con trống mới bắt đầu mọc lông đuôi. Hiện nay gà đòn được phân thành 2 loại là gà Mã Chỉ và gà Mã Lại.
Khác với gà đòn, gà cựa nhẹ và nhỏ hơn, có bộ lông phát triển đầy đủ hơn. Lông mã của gà cựa mọc dài phủ xuống hai bên hông và lông cổ thì mọc thành bờm. Gà cựa có cựa mọc nhanh và rất nhọn dài, sắc bén. Đồng thời mắt của gà cựa có mí mỏng, nhỏ và tròn, chân ngắn.
Hướng dẫn cách chọn gà chọi con
Trước khi tìm hiểu cách nuôi gà chọi con, bạn cần tìm hiểu về cách chọn gà chọi con tốt. Theo đó, bạn cần dựa vào những yếu tố cơ bản dưới đây:
Chọn gà chọi con tại trại gà uy tín
Tại những trại gà giống uy tín thì trứng gà chọi sẽ được ấp riêng biệt và được đánh số thứ tự. Những con gà con mới nở sẽ được đeo số ở cánh, lớn lên gà con được mang số ở chân. Dựa vào các con số chúng ta có thể xem xét lựa chọn giống gà chọi chuẩn nhất.
Chọn gà chọi dựa vào đặc điểm và ngoại hình
Chọn những con gà đá con không bị dị tật, khỏe mạnh với thân hình cân đối. Gà chọi con không bị hở rốn, bụng thon gọn và bộ lông tươi xốp là những con gà chọi con chất lượng.
Trong cách nuôi gà chọi con, bạn không nên chọn các con gà chọi có các dấu hiệu như lông bị bết dính, cơ ngực phát triển không đều, ngực phồng, bàn chân bị nhiễm khuẩn hoặc dị dạng, xương lưỡi hái bị ngắn hoặc vẹo, mỏ vẹo, đồng tử méo, mắt kém hoặc lưng cong.
Phân biệt gà chọi trống hoặc mái
Để phân biệt gà trống mái bạn cần thực hiện theo các cách sau:
- Xem hậu môn, nếu hậu môn bị lõm xuống thì là gà mái còn hậu môn nổi lên to bằng hạt gạo thì đó là gà trống.
- Đặt gà ra lòng bàn tay nếu gà quẫy đạp liên tục thì là gà trống còn nếu gà chỉ quẫy một lúc thì là gà mái.
- Treo ngược chân gà con lên nếu gà nằm im thì là gà trống còn nếu gà quẫy mạnh thì là gà mái.
Hướng dẫn chuẩn bị trang thiết bị chuồng trại trong cách nuôi gà chọi con đúng chuẩn
Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị là bước vô cùng quan trọng trong cách nuôi gà đá con giúp bạn nuôi gà con đá mau lớn và khỏe mạnh.
Làm chuồng trại nuôi gà con
Thiết kế chuồng trại để nuôi gà con là khâu vô cùng quan trọng. Vì gà chọi con có thân nhiệt, sức đề kháng yếu đồng thời gà chọi con chưa thể nào tự kiếm ăn được do đó bạn cần thiết kế lồng úm. Vị trí làm chuồng nuôi gà phải thật khô thoáng và cao ráo, xung quanh phải sử dụng lưới để bảo vệ gà. Sàn chuồng sử dụng tre thưa hoặc lưới thép để làm, lưu ý làm sàn phải cao 0.5m so với mặt đất để dễ dàng dọn dẹp lại tránh được mưa ẩm, gió lùa ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Chuẩn bị trang thiết bị
Trang thiết bị phải chuẩn bị cho chuồng gà bao gồm bóng đèn sưởi, máng ăn, máng uống, rèm che và cói quây xung quanh.
- Đèn sưởi giúp sưởi ấm cho gà, kích thích gà ăn nhiều để nhanh lớn, thông thường sẻ sử dụng bóng 60W đến 100W và treo cách nền khoảng từ 30cm đến 40cm.
- Máng uống và máng ăn cần bố trí phù hợp và đầy đủ.
- Cót quây xung quanh và rèm cho để tránh mưa tạt và gió lùa.
Sau giai đoạn úm gà chọi con, bạn nên thay đổi cách thiết kế chuồng nuôi bằng các cách dưới đây:
- Làm bội nhốt gà cao hơn đầu gà khoảng 10cm bằng sắt, để đảm bảo sức khỏe của gà, mỗi ngày bạn cần thả gà từ 4 đến 5 lần.
- Làm chuồng nuôi gà chọi bằng tre hoặc bằng gỗ.
- Làm chuồng bằng gạch nếu nuôi gà chọi với quy mô lớn, ở giữa có chừa lối đi và sử dụng lưới thép để làm lồng nuôi nhốt.
Khi gà chọi con cứng cáp hơn, bạn hãy thiết kế một vườn chơi, sân chơi để thả gà, như vậy sẽ kích thích sức khỏe và sức đề kháng của gà.
Cách nuôi gà chọi con – Chế độ ăn uống cho gà chọi con
Để đảm bảo gà luôn khỏe mạnh và tăng trưởng tốt thì bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống của gà chọi con. Khác với các loại gà thông thường khác thì gà chọi muốn phát triển tốt phải có chế độ ăn uống hợp lý nhất.
Thức ăn cho gà chọi con
Để gà phát triển đầy đủ dưỡng chất và nhanh thì khi gà còn nhỏ bạn nên cho gà ăn cám công nghiệp. Sau 1,5 tháng tuổi bạn hãy bổ sung thêm giun, lươn, dế, rau xanh, gạo, cơm, thóc,… và giảm dần cám công nghiệp. Khi gà con đá tách mẹ hoàn toàn thì chúng ta không nên cho gà ăn cám công nghiệp nữa. Trong cách nuôi gà chọi con, để tạo độ sung mãn và cứng cáp cho gà chọi đá thì từ 6 tháng tuổi trở lên bạn nên cho ăn thêm 1 đến 2 bữa cá chép, trạch, lươn, thịt bò, sâu superworm.
Nước uống cho gà chọi con
Nước uống cho gà chọi con phải đảm bảo là nước sạch, để tăng cường sức đề kháng bạn cần bổ sung thêm vitamin hoặc glucozo. Lưu ý, tránh để vi khuẩn xâm nhập bạn nên vệ sinh dụng cụ đựng nước uống cho gà thường xuyên.
Cách nuôi gà chọi con – Tìm hiểu môi trường sinh sống của gà chọi con
Môi trường sống của gà chọi con cũng là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu.
Độ ẩm và nhiệt độ của chuồng úm gà
Để giữ ấm cho gà trong thời gian đầu bạn cần thắp sáng 24/24 chuồng gà. Theo sự phát triển của gà chúng ta có thể giảm dần nhiệt độ. Nếu bạn quan sát gà trong chuồng úm đứng tập trung sát bóng đèn thì hãy thay đổi các bóng có công suất lớn hơn vì có thể gà đang bị lạnh. Ngược lại nếu quan sát thấy gà đứng tản ra, há mỏ thì hãy giảm công suất của bóng đèn.
Tốt nhất nên duy trì độ ẩm của chuồng gà từ 60% đến 75%, điều này sẽ đảm bảo cho chuồng gà luôn được giữ khô ráo, không bị ẩm mốc và hơi nước trong phân sẽ thoát ra dễ dàng.
Mật độ chuồng úm gà
Tuần 1: Mật độ của chuồng úm gà nên duy trì là 50 con trên 1m2. Đến tuần 2 bạn hãy giảm mật độ đó xuống là 25 con trên 1 m2.
Tìm hiểu nguyên tắc phòng tránh bệnh dịch cho gà chọi con
Một trong những bí quyết trong cách nuôi gà chọi con hiệu quả nhất đó là phòng chống dịch bệnh cho gà chọi con. Đảm bảo cho gà không bị bệnh tật, khỏe mạnh và mau lớn, đồng thời giúp gà bước vào quá trình luyện tập một cách tốt nhất.
- Ở giai đoạn đầu bạn nên cho gà uống thêm kháng sinh phòng bệnh như viêm rốn, E.coli, thương hàn, CRD,…
- Để tăng sức đề kháng bạn cần bổ sung thêm vitamin E, D, A.
- Để tránh vi khuẩn xâm nhập bạn cần sát trùng hở rốn cho gà bằng cồn iot 0.5%.
- Trước khi úm gà bạn hãy sát trùng, tiêu độc, khử trùng chuồng bằng các loại thuốc chuyên dụng hoặc vôi.
Trên đây là những bật mí về cách nuôi gà chọi con nhanh lớn và khỏe mạnh mà Tructiepdaga.tv chia sẻ đến bạn đọc. Tham khảo các cách nuôi gà ở trên chắc chắn chỉ trong một thời gian rất ngắn gà chọi của bạn sẽ có những bước thay đổi vô cùng rõ rệt nhất về sức khoẻ, trọng lượng, thể trạng,… Đồng thời để có môi trường phát triển của gà tốt nhất bạn nên dọn dẹp chuồng trại thường xuyên nhé.
>>>Xem thêm: Top 7 cách nhận biết gà chọi đá hay chuẩn xác nhất