Gà cắt cựa bao lâu thì đá được? Cách cắt cựa gà đơn giản 

Khi nuôi gà để ra trường đá chắc chắn anh em đều từng có thắc mắc gà cắt cựa bao lâu thì đá được. Bởi cắt cựa gà là một trong những việc mà tất cả anh em dân chơi đều phải thực hiện. Vậy anh em có biết làm thế nào để cắt cựa gà và sau khi đã cắt cựa thì bao lâu gà mới ra trường đá được không? Những thông tin có trong bài viết sau đây sẽ giúp anh em giải đáp được các thắc mắc trên.

Cựa gà là gì?

Trước khi tìm hiểu gà cắt cựa bao lâu đá được, anh em cần nắm rõ về cựa gà. Cựa là lớp sừng nổi gồ lên trên ở phần chân của con gà và có hình dáng gần giống một ngón chân nhỏ. Bộ phận này được mọc ra rất nhanh nên sẽ gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của gà.

Khi được lựa chọn để tham gia đấu chọi, các chiến sư thường sẽ cắt bỏ phần thừa này để giúp cho con gà trở nên linh hoạt hơn. Nhất là đối với những trận đá gà cựa sắt, cựa dao hoặc gà tre sẽ giúp mang lại phần thắng cao hơn.

Tìm hiểu thông tin về cựa gà là gì
Tìm hiểu thông tin về cựa gà là gì

Tuy nhiên, trong việc kinh doanh các con gà có nhiều cựa thì mức giá sẽ cao hơn rất nhiều so với những con bình thường. Trên thị trường hiện nay, gà chín cựa đang là loài được ưa chuộng và nuôi nhiều ở nước ta. Vì giống gà này không những dễ chăm sóc, ít bệnh mà còn mang đến lợi nhuận cao.

Lý do nên cắt cựa gà chọi

Cựa gà cũng giống như móng tay của người, chúng được hình thành từ lớp sừng và luôn dài ra trong suốt cả cuộc đời. Cựa gà khi dài ra sẽ gây cản trở việc di chuyển của gà chọi hoặc tự làm chúng bị thương nếu gà gãy, vuốt đầu. Đặc biệt cựa quá dài còn có thể khiến cho mắt gà bị xước và gây ra bệnh đau mắt thường gặp ở gà.

Người chơi gà chọi cần phải thường xuyên cắt gọn cựa gà, móng gà bởi việc làm này mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giúp cho gà chọi thuận tiện hơn trong việc di chuyển
  • Cắt tỉa cựa gà gọn gàng sẽ giúp anh em dễ dàng đeo cựa sắt hoặc cựa dao cho gà trong những trận đá.
  • Tránh để móng chân của gà làm tổn thương đến những bộ phận khác; chẳng hạn gà thường gãi đầu sẽ làm tổn thương mắt và dẫn đến bệnh đau mắt ở gà chọi
  • Tránh cản trở việc đúc gà chọi con.
Lý do bạn nên cắt phần cựa của gà chọi đi
Lý do bạn nên cắt phần cựa của gà chọi đi

>>>Xem thêm: Trực tiếp đá gà TV | Đá gà trực tiếp Thomo Campuchia hôm nay tại tructiepdaga.tv các bạn sẽ được thưởng thước đá gà cựa sắt, đá gà cựa dao không giật lag.

Gà cắt cựa bao lâu thì đá được?

Để trả lời được thắc mắc gà cắt cựa bao lâu thì đá được, còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của các sư kê. Sau khi cắt cựa nếu gà được chăm sóc kỹ lưỡng thì chỉ cần khoảng 1 tháng sau là đã có thể ra trường đấu được.

Cách cắt cựa gà không bị chảy máu

Khi cắt cựa gà anh em phải hết sức lưu ý để có thể đảm bảo cho mức độ an toàn tuyệt đối cho các chiến kê. Trước khi tiến hành cắt cựa, việc đầu tiên anh em cần làm là phải ngâm chân gà vào nước. Việc làm này sẽ giúp cho cựa gà mềm hơn để thuận tiện cho việc tiến hành cắt cựa.

Mỗi móng gà hoặc cựa gà đều có một mạch máu để giúp nuôi dưỡng nên khi cắt cần phải lưu ý không được cắt trúng vào nó. Đây cũng là cách cắt cựa gà an toàn để đảm bảo không làm gà bị tổn thương hay chảy máu cựa.

Lúc này anh em hãy nhìn cựa gà trên ánh sáng của đèn hoặc ánh mặt trời để phân biệt được đoạn cựa nào cần cắt. Anh em sẽ thấy cựa gà được chia làm 2 đoạn, phần bên trong ở gần chân có màu hồng nhạt, nó chính là phần mạch máu. Ở phần bên ngoài chính là phần sừng đặc và chúng sẽ dài ra theo thời gian, đây cũng là phần cựa mà anh em cần phải cắt.

Cách cắt cựa gà không bị chảy máu
Cách cắt cựa gà không bị chảy máu

Khi tiến hành cắt, anh em hãy giữ chân gà thật chặt và cố định nó, tránh để cho gà giãy giụa để không gây tổn thương và vết cắt sẽ được chuẩn xác nhất. Sau đó dùng kìm đưa vào cựa kẹt và xoay ngược theo chiều kim đồng hồ và thực hiện dứt khoát không chần chừ. Nếu không có kìm anh em cũng có thể sử dụng cưa và thực hiện như trên để cắt cựa gà.

Cách cắt cựa gà đá bằng dây thép

Đây là cách cắt cựa gà đá đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với những sư kê có ít kinh nghiệm và muốn thực hiện nhanh. Cách làm này vẫn đảm bảo gà không bị chảy máu và không làm mất gân ở chân gà.

Các sư kê cần chuẩn bị những nguyên liệu, như: Dây thép hoặc ruột sợi dây điện thoại, ruột của thắng xe đạp. Sau đó, một người sẽ ôm gà và giữ chắc chân của gà chọi. Cần đảm bảo giữ chặt để tránh việc gà giãy khiến cho người cắt cựa sẽ khó khăn hơn. Đồng thời, còn có thể cắt trúng chân gà và ảnh hưởng đến gân của gà chọi.

Các sư kê vẫn dùng cách soi cựa gà dưới ánh sáng như trên để xác định phần cựa cần phải cắt. Sau khi đã xác định được phần cựa gà cần cắt, người cầm ruột dây thắng xe hoặc là dây thép sẽ tiến hành cưa cựa gà ở vị trí đã xác định. Anh em cần đặt dụng cụ thẳng 1 góc 90 độ so với chân gà và cưa đến khi phần cựa đứt hết là được.

Cách cắt cựa gà đá bằng dây thép
Cách cắt cựa gà đá bằng dây thép

Cách loại bỏ lớp sừng ở cựa gà

Cựa gà được cấu tạo từ chính chất sừng chia làm nhiều lớp vì vậy khi loại bỏ lớp bên ngoài sẽ giúp cho cựa gà ngắn lại. Để loại bỏ lớp sừng bên ngoài anh em cần thực hiện như sau:

  • Tính từ phía chân gà ra ngoài cựa khoảng 5 – 6mm và lấy dao mổ hoặc khứa quanh cựa theo hình vòng tròn, anh em cần chú ý không được cứa quá sâu.
  • Dùng khoai lang hoặc khoai tây nướng chín và lúc còn nóng phải ghim cựa gà vào, sau đó cố định lại bằng băng y tế.
  • Để yên 5p thì gỡ ra, sau đó dùng tay vặn xoay cựa gà vài lần để phần cựa bên ngoài rơi ra.
  • Tiếp đó, anh em hãy thoa phấn em bé lên phần cựa non rồi băng lại bằng vải sạch hoặc là băng y tế vài ngày để giúp gà bình phục hẳn.

Qua những thông tin trên hy vọng sẽ giúp anh em trả lời được thắc mắc gà cắt cựa bao lâu thì đá được. Đồng thời, anh em cũng hãy áp dụng cách cắt cựa gà như trên để có thể đảm bảo an toàn và giúp cho thời gian phục hồi của gà nhanh chóng hơn.

>>Xem thêm:

Chuyên mục Kỹ thuật chơi gà