Cách chữa gà bị thương hàn hiệu quả, giúp giảm tỷ lệ lây lan

Thương hàn là một loại bệnh lây truyền thường xuyên xảy ra ở gà. Gà khi mắc bệnh này tỷ lệ chết thường rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy đâu là cách chữa gà bị thương hàn hiệu quả nhất? Cùng tructiepdaga.tv tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân gây bệnh thương hàn ở gà là gì?

Muốn tìm hiểu Cách chữa gà bị thương hàn, mọi người cần phải biết những nguyên nhân gây nên bệnh thương hàn. Theo các tài liệu y khoa, bbệnh thương hàn ở gà gây ra bởi vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum trú ngụ trong máu, dịch hoàn và buồng trứng. Bệnh thương hàn có khả năng lây truyền cao. Có thể lây truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con hay gián tiếp thông thức ăn, nước uống, chất thải của ngan vịt, trâu bò hoặc dụng cụ chăn nuôi có mang mầm bệnh.

Nhận biết dấu hiệu gà bị bệnh thương hàn

Sau khi đã biết những nguyên nhân gây thương hàn ở gà thì để có Cách chữa gà bị thương hàn hiệu quả, mọi người nên tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này. Gà bị bệnh thương hàn, tùy theo từng độ tuổi sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Với gà con

  • Có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân có màu trắng, xuất hiện dịch nhày, gây bết dính vùng lông xung quanh hậu môn.
  • Bụng gà xệ xuống do tích nước.
  • Túi lòng đỏ không tiêu, có chứa chất nhầy trắng và có mùi hôi thối.
  • Giải phẫu thấy tim phổi, thành dạ dày và thận gà có nhiều đốm trắng xám nhạt. Màng tim có nhiều dịch vàng.
  • Gan và lách sưng to, lấm tấm nhiều điểm hoại tử màu trắng.
  • Ruột viêm, niêm mạc ruột có nhiều mảng trắng.
  • Gà có thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 ngày, có tỷ lệ chết cao từ 70 – 100%.
Dấu hiệu gà con bị bệnh thương hàn
Dấu hiệu gà con bị bệnh thương hàn

Với gà trưởng thành

  • Gà bị tiêu chảy, đi phân lỏng màu xanh.
  • Mào gà nhợt nhạt, biểu hiện ốm yếu, khát nước, giảm ăn và sụt cân.
  • Ở gà mái, bụng gà trễ xuống do tích nước do viêm buồng trứng và viêm phúc mạc.
  • Ở gà đẻ, buồng trứng và ống dẫn trứng bị viêm, nang trứng dị hình méo mó khiến cho tỷ lệ đẻ giảm.
  • Ở gà trống là viêm dịch hoàn.

>>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở gà là gì? Nguyên nhân? Cách chữa trị hiệu quả

Hướng dẫn cách chữa gà bị thương hàn

Cách chữa gà bị thương hàn không quá phức tạp. Vì vậy, nếu không may phát hiện gà mắc bệnh, hãy áp dụng lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Cách ly gà bệnh và tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng

Ngay khi phát hiện gà mắc bệnh thương hàn, điều đầu tiên bạn cần làm đó là cách ly những con gà bị bệnh và gà khỏe mạnh để phòng ngừa lây nhiễm cho cả đàn. Đồng thời, với những con gà mắc bệnh nhiễm phân ở hậu môn, hãy cắt tỉa bớt lông và làm sạch phân.

Sau đó, tiến hành vệ sinh và khử trùng toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi xung quanh cùng các khu vực xung quanh thường xuyên trong suốt thời gian điều trị. Lưu ý, hãy phun khử trùng vào thời điểm ấm nhất trong ngày.

Bước 2: Điều trị cải thiện triệu chứng kết hợp bồi bổ sức khỏe cho gà

Bước tiếp theo trong cách chữa gà bị thương hàn là hãy điều trị cải thiện triệu chứng và bổi bổ cho gà. Cho gà uống Paracetamol để hạ sốt nếu gà có biểu hiện sốt. Đồng thời, bổ sung Glucose, các loại vitamin C, vitamin K… để cung cấp chất điện giải và dinh dưỡng cho gà.

Bồi bổ sức khỏe cho gà bị thương hàn
Bồi bổ sức khỏe cho gà bị thương hàn

Bước 3: Điều trị tiêu diệt mầm bệnh

Sau khi điều trị triệu chứng và bồi bổ sức khỏe cho gà từ 3 – 5, hãy cho gà sử dụng thuốc trị thương hàn. Có thể áp dụng một trong các cách dùng thuốc sau:

Cách chữa gà bị thương hàn dùng Flor:  

  • Flor 200 liều 1ml/ 10kg thể trọng, hòa với nước uống.
  • Bổ gan thận đặc biệt liều 1ml/ 1 lít nước, Gluco k-c thảo dược liều 2g/1 lít nước hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Cách chữa gà bị thương hàn dùng g-nemovit @:

  • G-nemovit @ liều 1g/3-5 kg thể trọng trộn cùng thức ăn hoặc hoà nước uống.
  • Kết hợp men laczyme liều 10g/ 3kg thể trọng và b.complex liều 1g/ 2 lít nước giúp tăng sức đề kháng.

Cách chữa gà bị thương hàn dùng Colistin:

  • Colistin-g750 liều 1g/4-5 kg thể trọng trộn cùng thức ăn hoặc hoà nước uống.
  • Kết hợp men lactic liều 1g/1 lít nước và cốm – b.complex c new liều 1g/ 2 lít nước giúp tăng cường sức đề kháng cho gà.

Lưu ý khi cho gà dùng thuốc:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng lượng thuốc vừa đủ pha với nước hoặc thức ăn nhằm giúp đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất cho gà.
Phun khử khuẩn toàn bộ chuồng gà giúp tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường - cách chữa gà bị thương hàn hiệu quả
Phun khử khuẩn toàn bộ chuồng gà giúp tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường – cách chữa gà bị thương hàn hiệu quả

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh thương hàn ở gà

Sau khi đã biết cách chữa gà bị thương hàn, mọi người cũng nên dành thời gian tìm hiểu về những biện pháp để phòng ngừa bệnh thương hàn. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thương hàn ở gà, hãy:

  • Chọn gà giống từ những cơ sở uy tín.
  • Nuôi gà với mật độ phù hợp và thực hiện chế độ dinh dưỡng khác nhau theo từng giai đoạn.
  • Thường xuyên vệ sinh, làm sạch chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và máng ăn của gà.
  • Không để tích tụ chất thải của gà và của các vật nuôi xung quanh quá lâu trong môi trường.
  • Phun khử khuẩn định kỳ chuồng gà 1 – 2 lần/tuần nhằm giúp hạn chế tối đa sự sinh sôi của mầm bệnh.
  • Sử dụng các loại thuốc bổ giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng hay các loại vitamin giúp tăng đề kháng cho gà.

Trên đây là những chia sẻ về cách chữa gà bị thương hàn. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn sẽ biết dễ dàng nhận biết các dấu hiệu bệnh ở gà và có biện pháp xử lý phù hợp. Tránh trường hợp thương hàn lây lan rộng và gây chết hàng loạt ở gà.

Chuyên mục Kỹ thuật chơi gà