Bệnh thủy đậu ở gà là gì? Nguyên nhân? Cách chữa trị hiệu quả

Bệnh thủy đậu ở gà là một loại bệnh phổ biến thường xuất hiện ở gà giai đoạn 25 – 50 ngày tuổi. Gà mắc bệnh thủy đậu nếu không được xử lý kịp thời có tỷ lệ tử vong lên đến 95%. Đồng thời cũng là loại bệnh làm gà chết rải rác trong một thời gian dài. Để hiểu kỹ hơn về bệnh thủy đậu ở gà, hãy khám phá nội dung trong bài viết sau.

Bệnh thủy đậu ở gà là gì?

Bệnh thủy đậu ở gà chính là bệnh truyền nhiễm xuất hiện do virus gây ra. Bệnh có 3 thể chính là: Thể ngoài da, thể niêm mạc, thẻ ướt và thẻ hỗn hợp. Thường những con gà trong độ tuổi từ 1 – 3 tháng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thời gian ủ bệnh thủy đậu ở gà khoảng từ 4 – 10 ngày. Sau đó sẽ phát tác ra bên ngoài.

Bệnh thủy đậu ở gà là gì?
Bệnh thủy đậu ở gà là gì?

Gà khi bị bệnh thủy đậu tùy từng thể sẽ có triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện chung của bệnh đó là trên da gà xuất hiện những nốt mụn. Ngoài ra, mụn cũng có thể xuất hiện rải rác ở miệng, mắt,… hay thậm chí là nó còn tăng sinh hóa thoái hóa ở lớp thượng bì của biểu mô đường hô hấp như: Họng, hầu, thực quản,… Từ đó gà khó thở, biếng ăn do họng đau. Trường hợp nặng, gà sốt cao, tiêu chảy,…

>>> Xem thêm: Gà bị dính cựa là gì? Cách khắc phục gà bị dính cựa hiệu quả nhất

Mụn “bâu” thủy đậu khi chín sẽ chảy mủ loét niêm mạc. Tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ chuyển biến sang giai đoạn xấu gây mù mắt, viêm phổi, cơ thể kém phát triển hay thậm chí là có thể gây tử vong.

Nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu ở gà?

Như đã chia sẻ ở phần trên, nguyên nhân chính gây bệnh ở gà chính là do virus gây nên. Loại virus này mang tên là Virus Fowlpox, cấu tạo DNA sợi đôi thuộc nhóm Avipox Virus họ Poxviridae. Bên ngoài thân virus được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid. Trong tế bào có chất thượng tế, virus này sẽ nhân lên.

So với những loại virus khác thì virus thủy đậu ở gà có sức đề kháng cao, chúng có khả năng tồn tại nhiều tháng dụng cụ chăn nuôi, vỏ đậu hoặc trong chất độn chuồng. Tuy nhiên ở trong môi trường có nhiệt độ cao thì chúng có thể bị tiêu diệt.

Ngoài virus ra thì bệnh đậu mùa ở gà cũng có thể xuất hiện do côn trùng như: ruồi, muỗi. Chúng hút máu gà nhiễm bệnh rồi truyền sang cho những con gà đang khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua các vết trầy trên da do gà cắn mổ nhau. Tuy nhiên, con đường này thường lây lan chậm.

Virus chính là nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu
Virus chính là nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu ở gà có thể xuất hiện quanh năm vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, chủ yếu vào mùa hoa xoan (tiết thời khô) sẽ là giai đoạn bệnh dễ mắc phải nhất.

Bệnh đậu gà chẩn đoán bằng cách nào chính xác?

Dựa vào những triệu chứng điển hình có thể xác định được xem gà có phải đang bị đậu gà hay không. Trường hợp muốn biết chính xác, chắc chắn xem có phải gà đang bị mắc bệnh đậu mùa hay không sẽ tiến hành lấy vùng da nổi mụn đem đi làm tiêu bản vi thể. Trường hợp những triệu chứng của gà giống với các bệnh khác bạn cần hiểu rõ biểu hiện để so sánh và phân biệt chính xác.

Cách điều trị bệnh đậu gà hiệu quả, nhanh chóng

Bệnh thủy đậu ở gà do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên nếu gà nhà bạn mắc phải căn bệnh này, bạn có thể xử lý theo cách sau.

Sử dụng thuốc sát khuẩn để vệ sinh nốt mụn khiến các nốt mụn khô lại và sau đó bong tróc ra. Sau đó, dùng xanh methylen hoặc CuSO4 5%, glycerin 10%, …  bôi lên mụn đậu. Cứ kiên trì bôi như vậy liên tục trong 2 – 3 ngày thì mụn đậu sẽ hết.

Tiếp theo, sử dụng thuốc chữa thủy đậu có chứa Oxytetracycline hoặc Neomycin nhỏ trực tiếp vào trong mồm cho gà. Tiếp theo, nhét thức ăn để gà ăn. Cuối cùng, bổ sung vitamin A, C cho cả đàn gà.

Bệnh đậu ở gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Bệnh đậu ở gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu

Cách phòng bệnh đậu gà

Tuy bệnh thủy đậu ở gà không có thuốc chữa bệnh đặc hiệu nhưng bạn vẫn có thể phòng bệnh đậu gà, cách phòng bệnh như sau:

  • Tiêm vắc xin: Đây là cách phòng bệnh đậu gà hiệu quả nhất. Tiêm vắc xin thường tiêm ở cánh tay giai đoạn gà khoảng từ 7 – 21 và 112 ngày tuổi. Sau 5 ngày sẽ kiểm tra, nếu vết tiêm không phồng to cần phải tiến hành tiêm phòng lại.
  • Thường xuyên bổ sung vitamin A vào trong khẩu phần ăn của gà. Bởi vitamin A có khả năng tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.
  • Trong điều kiện nóng ẩm virus gây bệnh đậu gà thường dễ bị tiêu diệt. Vì vậy, bạn nên phun dung dịch format 3% kết hợp cùng dung dịch lodin 1% hoặc dung dịch phenol 5%. Thời gian phun trong khoảng 30 phút để tiêu hủy virus.
  • Chú ý vệ sinh chuồng trại cũng như khay chứa đồ ăn của gà thường xuyên để ngăn chặn môi trường sống của vi khuẩn.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho gà, nhất là vào giai đoạn giao mùa để tăng sức đề kháng.
  • Diệt ruồi muỗi, côn trùng định kỳ cho gà bởi đó chính là vật trung gian có thể khiến cho gà bị bệnh đậu mùa.

Trên đây là chi tiết từ A – Z toàn bộ thông tin về bệnh thủy đậu ở gà mà tructiepdaga.tv đã nghiên cứu. Hy vọng những chia sẻ đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh này. Từ đó có quá trình chăm sóc và bảo vệ đàn gà được tốt nhất.

Chuyên mục Kỹ thuật chơi gà