Từ lâu, nuôi gà chọi đã trở thành đam mê của nhiều anh em. Bởi gà chọi là loại gia súc có nhiều điểm đặc thù, nên đòi hỏi kỹ năng nuôi không hề đơn giản như những loại gà khác. Suốt quá trình nuôi gà chọi, bạn cần chăm sóc cho gà cả về dinh dưỡng lẫn chế độ tập luyện. Khi gà ở độ trưởng thành và có thể giao chiến, bạn cũng cần trang bị những kiến thức bổ ích để chăm sóc chúng trong và sau quá trình thi đấu. Để giúp anh em có thêm kinh nghiệm chăm sóc cho gà chọi, bài viết dưới đây của tructiepdaga.tv sẽ chia sẻ cách làm nước rửa cho gà chọi khi đá. Giúp gà chọi có được lợi thế khi đá, và phục hồi sức lực của gà được thuận lợi hơn. Đây là phương pháp được đúc kết từ kinh nghiệm của những sư kê am hiểu về gà.
Dụng cụ cần chuẩn bị để làm nước rửa cho gà chọi
Để tiến hành tạo nước rửa cho gà chọi, các vị sư kê cần chuẩn bị nhiều loại dụng cụ khác nhau. Bởi có sự hỗ trợ từ các công dụng này sẽ giúp quá trình làm nước rửa cho gà được nhanh chóng và thuận tiện.
Một số dụng cụ mà bạn cần chuẩn bị đó là:
- Khăn: lựa chọn khăn có chất liệu vải bông, kích thước khoảng từ 20x30cm, khả năng thấm hút tốt.
- Mỏ gà: Có 2 loại là mỏ chấu và mỏ dưới. Dụng cụ này có tác dụng hỗ trợ trong các trường hợp gà bị đá bay mỏ, mặc dù đây là trường hợp rất hiếm gặp.
- Lông cánh gà: Công cụ này được sử dụng trong các trường hợp gà bị mất quá nhiều lông cánh sau khi giao chiến. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng bật lửa, hơ nóng thanh nhựa và dán lông cánh vào khu vực bị gãy lông.
- Một lọ thuốc nhỏ mắt cho người nhãn hiệu V-Rohto. Sử dụng dung dịch nhỏ mắt để loại bỏ và khử trùng cho mắt cho gà. Đây cũng là cách loại bỏ tối đa những bụi bặm dính trong mắt của gà trong quá trình giao chiến.
- Sau khi so trang xong, bạn hãy dùng 1 ít cơm vắt và 1 lát gừng tươi. Đây là bữa ăn giúp bổ sung năng lượng cho gà và làm ấm cho gà sau các trận giao chiến. Bên cạnh đó, món ăn này còn giúp cho gà đá ít bị ói hơn.
Cách làm nước cho gà chọi khi chuẩn bị thả gà
Khi chuẩn bị thả gà, các vị sư kê nên cho gà ăn khoảng 2 viên cơm nắm kết hợp với gừng. Và cho gà uống đủ nước.
Sau đó, bạn có thể phun nước cho gà chọi từ đầu đến chân và chuyển hướng phun nước từ phía sau theo thứ tự.
Bước tiếp theo, hãy dùng chiếc khăn ướt đã chuẩn bị, vắt ráo rồi lau đùi xuống cán, chân gà chọi. Bước này sẽ giúp làm mát cơ thể của gà sau khi giao chiến. Các vị sư kê lưu ý không nên làm ướt lông của gà, bởi khi lông gà bị ướt sẽ làm giảm khả năng di chuyển của gà.
Sau đó, đợi khi khăn khô một chút, dùng khăn vệ sinh vùng mặt, cần cổ, ngực và đùi của chiến kê. Đặc biệt là các vùng kẽ hốc nách của gà chọi.
Sau khi lau và vệ sinh sạch sẽ cho gà, bạn có thể thả gà để chiến kê chủ động di chuyển, thư giãn và thoải mái. Khoảng 10 phút rồi mới bắt đầu trận chiến mới cho gà.
Làm nước rửa cho gà chọi lúc đá gà và ra hồ
Giữa các hồ thường sẽ có thời gian nhất định để các chiến kê thư giãn và nghỉ ngơi. Lúc này, có nhiều chú gà chọi sẽ có những vết thương trên cơ thể do lúc đá gà để lại. Vì vậy, những vị sư kê cần quan sát và theo dõi và khắc phục tình trạng này kịp thời.
Thậm chí, có một số trường hợp gà chọi bị tuột băng bịt cựa hoặc tuột bao mỏ,… Lúc này sư kê cần khẩn trương làm nước rửa gà để gà chọi có thể duy trì được trận đấu.
Ngay hồi báo kết thúc hồ. Sư kê sử dụng khăn ướt cho nước chảy dọc theo đầu ngòn tay vào miệng gà. Sau đó hãy dốc miệng gà xuống, dùng tay vỗ nhẹ vào vị trì hầu của gà để đờm nhớt và máu bên trong gà theo đó được nhả hết ra bên ngoài.
Sử dụng nước phun sương lên người gà để làm mát cho chiến kê. Phun từ cổ xuống dưới rồi ra sau. Các điểm mà sư kê cần lưu ý đó là khu vực dưới nách, đùi, lườn và bụng.
Bên cạnh đó, kết hợp với các động tác xoa bóp nhẹ nhàng cho gà, đặc biệt là vùng đùi gà. Việc này giúp xua đi những mệt mỏi của gà đang gặp phải. Kết hợp cho gà chọi ăn một chút cơm nóng để cung cấp thêm năng lượng, thở đều hơn khi chuẩn bị bước vào trận giao hữu. Ngoài ra, bạn đừng quên cho gà uống nước để bù sức bạn nhé. Cuối cùng là sử dụng chiếc khăn đã chuẩn bị để lau mặt cho gà chọi.
Cách làm nước rửa cho gà chọi đứng sâu hồ
Gà chọi đứng sâu hồ là những con gà chọi thường đá hồ khuya. Theo nhận định của các chuyên gia thì gà chọi đứng sâu hồ thường mệt, mất sức, dính nhiều vết thương hơn những loại gà chọi khác. Theo đó, những vết thương này thường bầm tím, sưng đau hơn. Khi chiến kê của bạn gặp phải trường hợp này, các vị sư kê cần nhanh chóng vào nước cho gà chọi để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng đối với sức khoẻ của gà.
Các bước vào nước cho gà chọi đứng sâu hồ cũng tương tự những phần trên. Bổ sung thêm một bước là ngay sau đó hãy nhúng khăn vào nước nóng và vắt ráo nước. Rồi chùm cả chiếc khăn lên đầu và cổ của gà. Dùng tay ủ ngoài để hơi nóng từ trong khăn thấm vào bên trong của gà. Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả cao, giúp gà thư giãn rất tốt và sẵn sàng cho hồ đá tiếp theo.
Đối với những gà đá đòn dọc, gà đá kiềng hay đá mé thì các vị sư kê có thể ứng dụng phương pháp xoa bóp nhẹ nhàng từ đầu xuống khu vực diều vài lần. Cách làm này giúp cho chiến kê của bạn có thể nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, các bộ phận như chân, cánh, cơ bắp,… được thoải mái. Từ đó giúp cho chiến kê có được tinh thần và phong độ duy trì khả năng giao hữu tốt hơn.
Ngoài ra, các vị sư kê cũng lưu ý không phun nước làm mát cho gà đứng sâu hồ. Bởi gà đứng sâu hồ thường bị mỏi cơ, giãn cơ, run chân. Việc phun nước trực tiếp lên gà sẽ khiến cơ thể gà không chịu được nhiệt hoặc sốc nhiệt. Thay vào đó, bạn hãy chườm nóng cho gà giúp thư giãn cơ bắp cho gà chọi. Hoặc làm nóng cơ thể gà bằng phương pháp cho ăn cơm nóng kết hợp gừng tươi.
Cách làm nước cho gà chọi sau trận đá
Sau các trận giao hữu, bằng phương pháp làm nước cho gà sẽ giúp gà chọi của bạn phục hồi nhanh chóng sức lực. Bước đầu, các vị sư kê tiến hành vỗ đờm nhớt cho gà, giúp hạn chế tình trạng khò khè do ứ đờm lâu ngày. Sau đó cho gà uống một chút nước. Sử dụng lá ngải cứu vò nát pha cùng chút muối và vài lát gừng nhỏ rồi nhét vào miệng gà để gà nuốt.
Sau đó, bạn hãy dùng chiếc khăn ướt lau toàn thân cho gà, đặc biệt là các khu vực mà gà bị thương. Đối với các vết thương rỉ máu, bạn cần vệ sinh sạch sẽ và khử trùng vết thương. Nếu vết thương quá nặng, cần khâu vá vết thương để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Sau khoảng 4-5 tiếng, sư kê có thể sử dụng rượu thuốc để om bóp cho gà chọi. Tinh chất trong rượu thuốc sẽ giúp vết thương trên cơ thể gà chóng lành và giúp các khu vực có máu bầm nhanh tan.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp cho các vị sư kê, hy vọng sẽ giúp anh em trang bị thêm kiến thức trong quá trình chăm sóc chiến kê của mình. Ngoài ra, anh em cũng cần sát sao theo dõi gà để phản ứng và xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra với gà chọi. Chúc anh em may mắn!
>>>Xem thêm: [Bật Mí] Cách Nuôi Gà Đá Mau Sung, Dai Sức, Bền Bỉ Nhất