Mẹo Chữa Gà Đá Bị Yếu Chân, Hay Bị Ngã Hiệu Quả Nhất

Đôi chân được xem như vũ khí quan trọng của mỗi chú gà trong khi chiến đấu. Vì vậy khi gà đá bị yếu chân sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tung đòn và đánh đấm của chúng. Không những vậy còn ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ và khả năng đi lại của gà. Vậy những biểu hiện của gà chọi yếu chân như thế nào ? Những mẹo để khắc phục điều đó? Đá gà trực tiếp sẽ chia sẻ tất tần tật những điều đó trong bài viết này nhé.

Các biểu hiện của gà đá bị yếu chân

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết gà đá bị yếu chân qua một số biểu hiện sau đây:

  • Gà rất lười vận động, chỉ đứng yên một chỗ giảm linh hoạt trong di chuyển.
  • Gà đi không vững, siêu vẹo dễ bị ngã trong từng bước đi. Cơ chân yếu không đủ nâng đỡ cả cơ thể và hoạt động như ý muốn.
Cach Chua Ga Dau Chan 1
Biểu hiện của gà đá bị yếu chân
  • Các bước đi của gà không đều nhau, đi cà nhắc.
  • Các đòn đánh của gà không có lực, hời hợt không đả động được tới đối phương. Hay bị ngã mất lợi thế trong cuộc đấu. 
  • Khi tình trạng yếu chân trở nặng gà có thể không đi lại được hoặc di chuyển lê lết 1 chân. Có thể dẫn đến tình trạng liệt toàn chân.

Mỗi chú gà đều có biểu hiện khác nhau vì vậy sư kê nên xem xét kết hợp các biểu hiện để đưa ra kết luận chính xác nhất về bệnh tình của gà nhé.

Nguyên nhân khiến gà đá bị yếu chân, hay bị ngã

Để có cách chữa trị tình trạng gà bị yếu chân, hay ngã phù hợp các sư kê nên tìm hiểu chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến gà đá bị yếu chân, hay ngã:

  • Gà chọi không được luyện tập và thực chiến nhiều dẫn đến tình trạng bắp đùi chưa có sự rắn chắc, nở nang. Phần chân không cứng và vững.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
  • Do gen di truyền.
  • Các nguyên nhân khách quan bên ngoài khiến chân bị đau sưng.
  • Sau khi thi đấu không được chăm sóc kĩ lưỡng.
42a2
Nguyên nhân chính khiến gà đá bị yếu chân, hay ngã

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức chiến đấu của gà. Gà có tình trạng suy dinh dưỡng thường thể hiện ở tỉ trọng cơ thể và dáng đi. Cơ thể gà ốm yếu, nhẹ không có cơ dáng đi chậm chạp lờ đơ và không vững. Khi biết biểu hiện gà bị yếu chân sư kê cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng của gà. Nên bổ sung vào các bữa ăn của gà các chất đạm, mồi sống như thịt bò, lươn nhỏ, giun,… và một số chất khoáng khác.

Gà đá bị ngã

Trong các trường hợp gà bị té lóng, gãy chân mà các sư kê không chữa trị chăm sóc đúng cách thì rất dễ dẫn đến tình trạng gà bị yếu chân. Khi gà bị ngã nên bó bột, băng bó ngay lập tức đừng tiếc chi phí hiện tại mà ảnh hưởng đến tiềm năng sau này của gà nhé.

Gà bị mất gân

Đã có rất nhiều trường hợp gà mất gân hoàn toàn sau những trận ốm nghiêm trọng. Ngoài ra, gà chọi cũng có thể bị yếu chân, hay ngã do quá trình chữa trị sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, tiêm vào gân tại cơ đùi không đúng kĩ thuật. 

Gà mắc bệnh

Có một số căn bệnh có thể  gây di chứng yếu chân, hay ngã cho gà như: lậu đế, gà bị gió,… đây là hai căn bệnh khá quen thuộc với những người chơi gà. Cần dùng rượu ngâm hoặc dầu gió tác động lên khu vực cơ bị gió. Việc này giúp cơ nóng lên, phục hồi hiệu quả. 

Gà tập luyện chưa đúng cách

Tập luyện không đúng cách cũng là một nguyên nhân dễ gây nên tình trạng gà đá yếu chân. Các sư kê thường cho gà chọi tập luyện các bài tập như vần hơi, vần đòn, quần bội,…nhưng kỹ thuật áp dụng chưa đúng khiến gà gặp phải rất nhiều chấn thương đặc biệt là ở phần chân. 

Tập luyện không chỉ chăm chăm vào số lượng mà còn nên chú ý đến chất lượng, đúng kỹ thuật. Kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Một số bài tập chữa gà chọi yếu chân mà các sư kế có thể áp dụng như: bài tập chạy quanh bội, chạy lồng; bài tập gối,…

Cách phòng tránh tình trạng yếu chân cho gà đá

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp cho gà trong giai đoạn trưởng thành và phát triển. 
  • Chủ động quan sát những biểu hiện của những căn bệnh dễ gây đến tình trạng yếu chân để có cách chữa trị kịp thời hiệu quả, tránh để lại di chứng. 
42a5
Tập luyện đúng cường độ các bài tập
  • Tập luyện đúng cường độ các bài tập rèn luyện cho chiến kê một đôi chân dẻo dai, rắn chắc, khỏe mạnh. 
  • Không nên cho gà còn tơ, chưa đủ tuổi hoặc chưa được vần đòi, vần hơi chiến đấu với cường độ quá mạnh. Tạo thời gian cho gà làm quen và thích nghi với môi trường chiến đấu. 

Lời kết

Gà đá bị yếu chân, hay ngã là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Những các sư kê cũng đừng quá lo lắng vấn đề gì cũng có thể giải quyết mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin bổ ích để khắc phục tình trạng trên.

>>>Xem thêm: Gà Đá Chân Cua Là Gì? Tất Tần Tật Kiến Thức Về Gà Chân Cua

Chuyên mục Kỹ thuật chơi gà